Hành tím hay được gọi là củ hành tím là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Trong hành tím có chứa các thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Hành tím chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B6, biotin, a xít folic, chromium, can xi và chất xơ tốt cho sức khỏe.
Là loại cây có thời gian sinh trưởng từ 60-70 ngày. Khi trồng nên chọn củ già ( củ ngừng tăng trưởng) có màu tím sậm.
Thời vụ và mật độ trồng: Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần 60 90kg/1.000 m2, trồng để giữ giống 300 400 kg/1.000 m2.
Thời vụ: trồng giữ giống vào tháng 2 3 dương lịch, vụ mùa trồng hành thương phẩm tháng 9 10 - 11 dương lịch, thu hoạch tháng 11 12- 1 âm lịch.
Xử lý giống hành tím
Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rể non, không sâu bệnh. Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper zinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran.
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 20cm x cây cách cây 10 15 cm. Mật độ 4.000 4.500 bụi/1.000 m2, trồng 1 2 củ/hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.
Làm đất và bón phân
Đất trồng hành tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhất là đất được luân canh với cây lúa nước. Đất phải cày bừa kỹ, rắc vôi tả (15-20 kg/sào), lên luống với kích thước cao 25- 30 cm, rộng 1- 1,2m rồi tiến hành san phẳng bề mặt. Cần xử lý nấm bệnh trên luống bằng thuốc diệt nấm Validacin (15-20 ml/bình, 16 l/sào). Phun trước khi trồng khoảng 2-3 ngày.
+ Trồng và chăm sóc: Nên tưới ẩm luống hành trước khi cắm củ. Củ hành được cắm chắc xuống luống đất, sâu khoảng 1/3 củ. Không nên cắm nông hơn hoặc sâu hơn đều hạn chế sự sinh trưởng của cây hành (đổ ngã hoặc thối hỏng). Tùy theo kích thước luống, bố trí các hàng sao cho hàng cách hàng 22-25 cm, cây cách cây 20 cm.
- Tưới phân thúc: Lần đầu khi hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10 cm -12 cm.
Lần 2 sau lần 1 khoảng 10-12 ngày. Tưới với lượng 1-1,5 kg ure + 10 kg supe lân + 1- 1,5 kg kali/sào cho mỗi lần.
Lần 3: Tưới khi hành bắt đầu xuống củ. Lần 4 cách lần 3 từ 7-10 ngày. Tưới với lượng 1 kg ure + 1,5 - 2 kg kali trắng (K2SO4/sào) cho mỗi lần.
+ Chú ý:
- Cây hành dễ nhiễm bệnh vi khuẩn héo xanh nhất là khi hành vượt khỏi mặt rạ khoảng 5-10 cm. Nên hạn chế tưới thúc đạm lúc này, bổ sung dinh dưỡng cho cây hành tốt nhất bằng việc bón lót NPK ủ cùng phân chuồng. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện trên ruộng cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy sớm các cây hành bị bệnh. Tưới nước vôi hoặc rắc vôi tả vào gốc hành vừa nhổ để hạn chế bệnh lây lan. Đồng thời, hạn chế tưới nước và đặc biệt tuyệt đối không được tưới thúc đạm cho hành lúc này vì trong môi trường có đạm thì vi khuẩn càng sản sinh và phát triển nhiều hơn. Chỉ nên phun phân vi lượng qua lá cùng kali trắng (K2S04) để bổ sung và tăng cường sự hồi phục cho cây hành.
- Trong quá trình chăm sóc hành, không nên tưới trực tiếp dinh dưỡng vào khóm hành sẽ dễ làm cho cây nhiễm bệnh nấm, vi khuẩn... Tốt nhất, nên tưới phân vào giữa các hàng trong luống.
- Tuyệt đối không nên té nước lên thân, lá, dọc hành, nhất là khi trời tắt nắng. Cần tưới theo phương pháp tưới ngấm để bảo đảm cây hành ít có nguy cơ bị nấm bệnh xâm hại.
(Nguồn : Sưu Tầm)
Bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức hay tại:
https://xuannong.vn/
https://caygiongcantho.vn/
https://www.youtube.com/channel/UCUf0HTDrpjRM26lmZyMK51Q
Hotline: ☎️☎️☎️ 0901 087 973 - 0889 008 222 (zalo)
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
✅Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
✅Xưởng cơ khí Nhà lưới Xuân Nông: Cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, Khu vực Bình Phó A, P. Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ