CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA ĐỒNG TIỀN
Hoa Đồng Tiền – một loại hoa đơn giản nhưng lại được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Loài hoa này có những màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng, hoa đồng tiền luôn mang những ý nghĩa to lớn, hoa đồng tiền tượng trưng cho sự hạnh phúc, vẻ đẹp và mang đến tiền tài vào nhà quanh năm và mỗi dịp tết đến xuân về thì hầu như trong bất kỳ nhà ai cũng đều muốn có được một cây hoa đồng tiền để trong nhà.
1. Chọn Giống Hoa Đồng Tiền.
- Hoa Đồng Tiền có tên khoa học Gerbera jamesonii là cây hoa ôn đới. Đồng tiền là cây thân thảo hình ống, rễ chùm, phát triển khỏe, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất.
- Thân ngầm, không phân cành, chỉ đẻ nhánh. Lá dài khoảng 15-25 cm, rộng 5-8 cm, hình lông chim, xẻ thùy, mặt lưng lá có lớp lông nhung.
- Hoa đồng tiền là 1 loại hoa đẹp, được ưa chuộng bởi sự đa dạng với nhiều loại khác nhau, đa dạng về màu màu sắc: đỏ, trắng, hồng, vàng, cam,...
- Hiện nay có khá là nhiều giống hoa đồng tiền kép như: hà lan, trung quốc, đài loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện bắc trung nam hiện nay của nước ta và với nhiều màu sắc khác nhau.
2. Cách Trồng Hoa Đồng Tiền
2.1 Cách Trồng Hoa Đồng Tiền Bằng Hạt
- Sau khi mua được hạt giống hoa đồng tiền tại các cửa hàng hạt giống, cây cảnh, bạn có thể tiến hành gieo trồng nó vào những chiếc chậu nhỏ. Tốt hơn hết là bạn nên gieo trồng vào mùa xuân, từ tháng 2, 4 và vào mùa thu là tháng 9, 10 là những tháng có thể trồng cây hoa đồng tiền nhanh lên và phát triển mạnh.
- Đất trồng hoa đồng tiền: cây hoa đồng tiền yêu cầu đất hơi phức tạp một chút so với các loài hoa khác đó là đất tơi xốp, độ thoáng cao, dễ thoát nước và nhiều mùn, có độ pH 6-7. Là loại đất có nhiều xơ, có thể gồm xơ dừa + than bùn + đất cát và bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh vào nữa.
- Hoa đồng tiền không chịu được ánh sáng trực tiếp, ánh sáng mạnh và mưa nhiều, nên chậu hoa đồng tiền bạn nên để trong nhà hoặc ban công là tốt nhất và nếu như bạn để chậu hoa đồng tiền ngoài trời mưa và ánh sáng trực tiếp của mặt trời thì cây sẽ rất nhanh chết
2.2 Cách Trồng Hoa Đồng Tiền Bằng Cây
- Khi bạn trồng hoa đồng tiền thì bạn nên trồng nổi, với cổ rể cao bằng mặt đất và nếu như bạn trồng sâu quá thì cây sẽ bị phát triển chậm và hay bị thối thân cây, bạn nên trồng theo kiểu nanh sấu là tốt nhất
- Sau khi bạn trồng xong thì bạn nên tưới đẫm nước cho cây để cây có thể phát triển được bộ rể và cho ra rể mới.
3. Quá Trình Chăm Sóc Hoa Đồng Tiền
3.1 Phân Bón Cây Hoa Đồng Tiền
- Nếu như bạn trồng hoa đồng tiền trong chậu thì bạn nên dùng chất liệu là phân rơm hoặc là phân trấu mục, vì như vậy sẽ tạo được độ thoáng cho đất và hạn chế lượng phân hóa học. Bạn có thể sử dụng phân NPK để ngâm với 0,5 lít nước và tưới định kỳ 1 lần/tuần và với liệu lượng là 50ml đã ngâm với tỷ lệ ghi trên bao bì. Bạn nên tưới đều cho đến khi nào cây ra hoa và thường là cây sẽ ra hoa sau 4 tháng chăm sóc
- Khi cây có nụ cần bổ sung thêm phân Kali (pha loãng tưới vào gốc).
3.2 Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Hoa Đồng Tiền
- Nhện đỏ: đây là loài côn trùng gây hại cho cây và làm giảm năng xuất, chất lượng hoa khi thu hoạch, nhệt đỏ thường xuất hiện nay khi đang có nụ và nụ hoa sẽ bị nhạt màu và sẽ có nhiều vết đốm trắng nhỏ trên cánh hoa , phòng trừ là bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun nhện đỏ
- Bọ trĩ: sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa làm cánh hoa có chấm trắng và cong lại. Phòng trị: sử dụng các loại thuốc phòng trị côn trùng chích hút như: Admare, Confidor, Match 50ND,…
- Bệnh thối gốc (Fusarium sp.): do nấm lan truyền theo nguồn nước, bệnh lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng xâm nhập vào cây qua vết thương, sinh trưởng trong ống dẫn làm tắt ống dẫn. Thời kỳ đầu làm lá cong cuộn lại, héo vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra. Bệnh này khi phát thành dịch rất khó chữa trị, do đó phải thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh, khi phát hiện bệnh thì nhổ ngay cây bệnh đem tiêu hủy, vệ sinh thường xuyên cho cây. Dùng Benlate C, Ridomil MZ 72 WP để phòng bệnh cho cây.
- Bệnh mốc tro: do nấm Botrytis cinerea gây ra, cây bị bệnh lá xuất hiện đốm mốc màu tro, trời ẩm vết bệnh có màu vàng nâu. Lá non bị bệnh sẽ thối nát và khô, bệnh nặng cả cây thối mềm và chết. Phải thường xuyên kiểm tra vườn và kịp thời nhổ bỏ cây bệnh..
- Bệnh phấn trắng: do nấm Didium geberathium gây hại, bệnh chủ yếu gây hại trên lá, làm cho lá có đốm mốc màu trắng, sau đó lan rộng thành những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục, cây bị hại lá bị cong lại, bệnh nặng lá ít, nhỏ, lá chuyển màu nâu vàng và khô, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Biện pháp phòng trị: Chăm sóc tốt cho cây để nâng cao sức đề kháng của cây. Vệ sinh vườn thường xuyên, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh (nếu trồng trên luống nên tránh trồng 2 vụ Đồng tiền trên cùng một mảnh đất). Khi phát hiện bệnh dùng thuốc như: Score 250EC, Ridomil BTN,…
- Bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra. Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rãi rác trên phiến lá dọc gân lá. Bệnh lan từ các lá dưới lên lá trên. Bệnh hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gãy gục. Trên cánh hoa, bệnh làm cháy cánh hoa dẫn đến hoa xấu, mau tàn. Biện pháp phòng trị: Thường xuyên kiểm tra ruộng và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Khi hoa bị bệnh không nên tưới nước vào lúc chiều tối. Phun một trong các loại thuốc sau: Aliettle,…để phòng ngừa.