Sau khi trồng một thời gian thì bất kể cây nào cũng sẽ phát triển, chậu và đất trong chậu cũng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nữa bên cạnh đó bộ rễ của cây càng phát triển sẽ làm chậu bị tắc nghẽn.
Khi thay chậu mới có các lợi ích sau:
- Đất trồng mới sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng mới
- Tạo không gian để bộ rễ phát triển bình thường.
- Thay đổi chậu cũng như làm mới cho chậu cảnh, tạo nét mới mẻ không gian sinh động cho ngôi nhà bạn.
Vì vậy việc thay chậu là việc rất cần thiết và nên làm. Cùng chúng tôi thực hiện các bước sau để tạo nên một chậu cây hoàn chỉnh nhất.
1. Chuẩn bị dụng cụ để thay:
Bao gồm chậu, đất mới và một số dụng cụ, phân bón sau khi thay.
Chọn chậu : kích thước chậu mới lớn hơn chậu cũ và chú ý chỗ thoát nước tiện lợi. Mẫu mã tuỳ vào sở thích.
Chọn đất: đất tơi xốp, phối trộn thêm tro trấu xơ dừa theo tỉ lệ, có thể thêm phân hữu cơ và đất phải xử lý mầm bệnh trước.
2. Tiến hành thay chậu:
Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu . Tuyệt đối không được đào bới hay nhổ gốc cây lên vì có thể sẽ làm đứt rễ và dẫn đến chết cây. Khi lấy cây ra trước tiên ta nên tưới ướt đất hoặc nếu đất quá chặt thì có thể ngâm cả chậu vào trong nước cho tới khi đất trong chậu nhũn ra thì có thể lấy cây ra một cách dễ dàng mà không làm đứt rễ cây. Chậu có phần miệng nhỏ hơn so với phần dưới thì chỉ có thể đập chậu đi mới lây được cây ra không ảnh hưởng đến rễ. Thực hiện nhẹ nhàng từng chút một để không ảnh hưởng đến rễ.
Nguồn: Internet
Bước 2: Sau khi lấy cây ra khỏi chậu tiến hành làm sạch bộ rễ. tách lớp đất cũ ra khỏi bộ rễ và kiểm tra để loại bỏ những đoạn rễ đen, mục. Không nên cắt những bộ rễ còn nguyên vẹn, cây sẽ tốn thêm năng lượng để tái tạo bộ rễ. Chỉ nên cắt những đoạn rễ hỏng, màu xám đen hoặc mục rữa.
Một số búi rễ mọc thành tảng dầy quá lâu trong chậu cũ, mà nếu để nguyên mà chuyển sang chậu mới thì khả năng chỗ rễ đó vẫn luẩn quẩn trong không gian chật chội. Hãy nhẹ nhàng bóc tách những đoạn rễ mà không làm đứt dây.
Bước 3: Đặt cây vào chậu mới và chỉnh cho dáng cây, rễ cây phù hợp với chậu. Cho đất đã chuẩn bị trước vào xung quanh cho đến khi đất bằng cổ rễ của cây. Dùng ngón tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây và nén chặt đất xung quanh thành chậu. Dải thêm một lớp đất mùn và các vật liệu trang trí.
-Tưới nước cho cây bằng vòi phun nhỏ, đều và tưới nhiều lần sau khi trồng để cho đất ngấm đều nước. Sau đó để cây trong bóng râm vài ngày rồi đem cây ra ánh sáng.
Lưu ý: không phải cây nào cũng cần thay đất hoàn toàn mà chỉ cần tạo lớp dinh dưỡng trên bề mặt. Một số cây cần phải thay đất, đó là các cây ra hoa bản to như hồng và lily, hay cây cảnh chi quả như quất, lựu,.... Những cây bonsai cũng cần thay đất vì luôn ở trong chậu cảnh. Các loại cây chỉ cần xới nhẹ lớp đất phía trên tầm 3 – 5 cm, không làm tổn thưỡng bộ rễ, thay thế bằng lớp đất lchuẩn bị sẵn như là nha đam, xương rồng, phỉ thúy.
(Nguồn : Sưu Tầm)
Bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức hay tại:
https://xuannong.vn/
https://caygiongcantho.vn/
https://www.youtube.com/channel/UCUf0HTDrpjRM26lmZyMK51Q
Hotline: ☎️☎️☎️ 0901 087 973 - 0889 008 222 (zalo)
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
✅Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
✅Xưởng cơ khí Nhà lưới Xuân Nông: Cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, Khu vực Bình Phó A, P. Long Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ