KIỂU NHÀ LƯỚI THÔNG DỤNG HIỆN NAY

Đăng bởi Xuno Xuno vào lúc 17/03/2021

Có rất nhiều kiểu nhà lưới  khác nhau hiện nay, mỗi kiểu nhà lưới sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. 

Ưu điểm: Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

Nhược điểm: Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1 - 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

Các kiểu nhà lưới trồng rau hiện nay

1. LOẠI NHÀ LƯỚI KÍN

Nhà lưới kín

  • Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới chống côn trùng cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).
  • Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 – 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 – 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

Ưu điểm

  • Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn.
  • Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo.
  • Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

Nhược điểm

  • Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.
2. LOẠI NHÀ LƯỚI HỞ
  • Là loại “nhà lưới” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.
  • Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên.
  • Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới.
  • Quy mô diện tích từ 500m2 – 1000m2 theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 – 2,5 m.

Ưu điểm

  • Do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá.
  • Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới hở thấp hơn khoảng 50% so với nhà lưới kín.

Nhược điểm

  • Không có tác dụng ngăn côn trùng sâu bọ
  • Muốn áp dụng cho quy mô lớn thì cần phải thực hiện nối các nhà lưới hở nhỏ với nhau do độ vững chắc của mô hình không cao.

Trên đây là một số thông tin về các loại nhà lưới trồng rau hiện nay. Xuân Nông hi vọng các thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được mô hình nhà lưới thích hợp nhất cho trang trại rau của mình.

Tags: các kiểu nhà lưới, nhà lưới trồng rau thông dụng, ưu điểm của nhà lưới
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo