Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng dòng lưới 32 mesh hoặc 18-20 mesh để dùng cho nhà lưới trồng cây nhằm mục đích chắn côn trùng. Tuy nhiên, nếu dùng lưới 18-20 mesh chỉ ngăn chặn được một số loài sâu ăn lá, bọ cánh cứng, bọ xít, sâu ăn tạp, ruồi đục trái…. mà không ngăn được những loài rầy mềm, rệp mụi, rệp sáp… gây hại cho rau củ quả.
Còn nếu dùng lưới 32 mesh tuy có thể ngăn được 95% các nhóm côn trùng gây hại trên rau củ quả, nhưng với điều kiện khí hậu nóng ẩm đặc hữu của Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ…. lại làm cho không khí trong nhà không lưu thông tốt, làm nhiệt độ trong nhà lưới tăng cao và người lao động khó canh tác được trong điều kiện nắng nóng trong nhà lưới. Từ đó, lưới chắn côn trùng Xuân Nông đã cho ra dòng sản phẩm Lưới chắn côn trùng công nghệ cao – dòng 25 mesh để khắc phục những nhược điểm của các dòng lưới hiện có trên thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho nhà lưới của các đơn vị thi công. Kích thước lỗ lưới của dòng 25 mesh (khoảng 0.7mm) không những đảm bảo giúp ngăn chặn hơn 95% các nhóm côn trùng gây hại trên rau củ quả mà còn giúp cho nhà lưới thông thoáng hơn.
Lưới chắn côn trùng còn sử dụng công nghệ Châu Âu vào trong qui trình sản xuất lưới, giúp sợi lưới sáng bóng và phản chiếu ánh sáng tốt nhằm giúp cho việc hấp thụ nhiệt vào lưới giảm xuống từ đó giúp nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới không chênh lệch nhiều, đặc biệt vào lúc thời tiết nắng nóng, ngoài ra một số chất phụ gia cũng được thêm vào nhằm tăng độ bền của lưới giúp lưới chịu được điều kiện khắc nghiệt như gió biển, nắng nóng kéo dài.
Khổ của từng cuộn lưới chắn côn trùng cũng khác nhau, tuy nhiên không có một khổ nào có thể đáp ứng cho sự đa dạng về kích thước của nhà lưới do đó cần phải may nối các cuộn lưới lại với nhau để hình thành một tấm lưới đúng kích thước yêu cầu của nhà lưới. Trong đó, vị trí may nối lưới lại với nhau là một trong những vị trí dễ bị rách và hư hại nhất trong một tấm lưới. Từ những bất cập này, Lưới chắn côn trùng đã áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra, kiểm soát may nối lưới theo chất lượng Nhật Bản để đảm bảo những sản phẩm lưới cho ra luôn đồng đều, độ bền đúng với chất lượng được cam kết và phát huy tối đa công dụng chắn côn trùng của lưới.
Lưới chắn côn trùng không những có khả năng ngăn chặn không cho côn trùng đi vào trong nhà lưới mà còn có tác dụng cản bụi bẩn, cản mưa, giảm sức gió và hạn chế cỏ dại cho vườn rau của bạn.
Các lĩnh vực ứng dụng lưới chắn côn trùng:
Nhờ độ bền cao, kích thước lỗ lưới đa dạng nên lưới chắn côn trùng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:
- Dùng làm nhà lưới hoặc nhà màng trồng các loại rau và hoa màu khác hoặc dùng bao toàn vườn cây ăn trái ứng dụng phổ biến nhất.
- Dùng để may túi bao trái cây như: túi bao mít, bưởi,…
- Dùng trong chăn nuôi: chống muỗi cho bò, heo, trâu,…
- Dùng trong thuỷ sản: làm vèo nuôi cá, tôm, cua, ếch, ...
- Dùng để phơi nông – thuỷ hải sản, dùng để làm vó đánh bắt thuỷ sản (tôm, tép và một số động vật nhỏ khác).
Hiện nay trên thị trường, lưới chắn côn trùng đa dạng về chủng loại và được phân biệt dựa vào số mesh, có thể tóm tắt một số loại mesh phổ biến sau đây:
- Loại 18-24 mesh: Dùng để làm nhà lưới che rau dạng hở hoặc dùng làm tấm chắn côn trùng ở cửa thông gió phía trên nhà màng, dùng làm mùng – vèo cho nuôi trồng thuỷ sản và dùng để may túi bao trái cây, phơi nông – thuỷ hải sản…
- Loại 25 mesh: Dòng mới, dùng tốt cho các nhà lưới trồng cây và đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của nhà lưới, dùng bao quanh các vườn cây ăn trái như mận, ổi, táo hồng… và dùng để may túi bao trái cây.
- Loại 32 mesh: loại này trước đây thường được chọn để dùng làm nhà lưới trồng cây hoặc những nhà màng, nhà trồng nấm, …
- Loại 40-50 mesh: dùng trong các nhà màng công nghệ cao; nhà màng, nhà lưới trồng các loại nấm, …
Tóm lại, lưới chắn côn trùng là một yếu tố quan trọng để quyết định độ hiệu quả khi thi công và sử dụng một nhà lưới trồng cây. Do đó, các bạn nên lựa chọn loại lưới chắn côn trùng phù hợp với loại cây trồng và vùng khí hậu của mình.