QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐẤT TRONG NHÀ LƯỚI

Đăng bởi Xuno Xuno vào lúc 19/03/2021

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐẤT TRONG NHÀ LƯỚI

Hiện nay, nhà màng và nhà lưới trồng rau sạch là mô hình trồng hiện đại đang được biết đến và áp dụng khá nhiều tại nước ta. Tuy nhiên trồng rau trong nhà lưới để đạt được năng suất cao còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó khâu "xử lý đất trước khi trồng" có thể được xem là khâu quan trọng nhất. Thế quy trình xử lý đất như thế nào mới đúng? Mời Bà con cùng Xuân Nông tìm hiểu nhé!

Các bước xử lý đất trong nhà lưới: 

Bước 1: Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm

Nên sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả không gây độc hại cho con người và môi trường. Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách

Bước 2: Phun thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm

Nên sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả không gây độc hại cho con người và môi trường. Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách

Bước 3: Cày xới đất

Cày là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm. Mục đích chính của cày là để lật trở lớp đất bên trên, mang chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân hủy. Nó cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Thông thường cánh đồng được cày lên và để khô, sau đó nó được bừa trước khi dùng để trồng trọt.

Bước 4: Lên liếp, đắp mô

Liếp hay còn gọi là bờ, luống. Tùy theo loại cây trồng sẽ chọn kích thước liếp phù hợp. Lên liếp giúp người trồng dễ dàng di chuyển, chăm sóc rau màu trong quá trình canh tác. Và giúp thoát nước tốt trong mùa mưa, dễ dàng rửa chua, hạ phèn.

Bước 5: Phơi đất

Cày ải và phơi đất là một giải pháp kỹ thuật ưu việt đem lại nhiều lợi ích, ngoài việc cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng ôxi trong đất còn có tác dụng giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như H2S, CH4 cải tạo chua phèn đồng thời tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật hảo khí hoạt động, làm cho đất tơi xốp.

Mặt khác cày ải và phơi đất còn có tác dụng diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh tồn dư từ vụ mùa chuyển sang. Vụ xuân đất được ải cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất tốt hơn nhờ đó cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh là tiền đề cho năng suất cao.

Thời gian phơi đất khoảng 10 – 15 ngày

Bước 6: Bón vôi

Bón đúng loại vôi: Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2), tùy theo tình trạng suy thoái cụ thể của từng loại đất và tác dụng của từng loại vôi mà sử dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Ta bón vôi với liều lượng 150 – 200ký/1000m2 rồi cày sâu xới đất phơi nắng trong thời gian 5 - 7 ngày nhằm khử chua và diệt mầm bệnh tồn dư nằm dưới lớp đất sâu. Việc sử dụng vôi sẽ cung cấp Canxi (Ca) giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn làm tăng độ PH cho đất. Qua đó giúp bộ rễ cây phát triển và hấp thu các loại phân bón khác tốt hơn đồng thời tiết kiệm được phân bón.

Cách bón: Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt

Bước 7: Tưới nước liên tục

Tưới đẫm liên tục trong 5 – 7 ngày để rửa mặn, rửa phèn.

Bước 8: Bón trichoderma, Ure

Trichoderma là loại chế phẩm chứa trong mình nhiều chức năng, Trichoderma mang đến nhiều lợi ích đối với cây trồng. Có thể kể đến như:

  • Tiêu diệt và khống chế, đồng thời giúp ngăn ngừa các loại nấm gây ra các bệnh thường gặp cho cây trồng như bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, héo rũ…
  • Tạo môi trường tốt để cho vi sinh vật có lợi cố định đạm, phát triển.
  • Sử dụng nấm trichoderma còn có công dụng kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ của cây.
  • Hỗ trợ tốt việc phân giải các hoạt chất trong phế thải hữu cơ thành các chất đơn dinh dưỡng. Việc này giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn. Cây phát triển khỏe mạnh và có năng suất cao.

Liều lượng sử dụng 3 – 6 kg / 1000 m2. Sau khi bón Trichoderma cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên để nấm hoạt động.

Chỉ sử dụng nấm Trichoderma với các loại phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh. Tránh sử dụng Trichoderma với phân vô cơ với nồng độ đậm đặc vì sẽ làm giảm hiệu quả khi sử dụng. Không trộn chung Trichoderma với vôi bột khi sử dụng, do vôi có tính kháng khuẩn nên cũng làm chết Trichoderma. Chỉ sử dụng chung Trichoderma với các chế phẩm sinh học, tuyệt đối không pha trộn Trichoderma với các loại thuốc BVTV có hoạt chất hóa học sẽ làm chết Trichoderma gây mất tác dụng.

Bước 9: Phun thuốc diệt mấm bệnh

Phun thuốc diệt nấm bệnh đều khắp mặt liếp.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách

Bước 10: Bón chế phẩm EM, Vi sinh

Chế phẩm EM này là tập hợp hơn 80 các loài vi sinh vật có ích. Sống cộng sinh trong cùng môi trường đó là lên men, tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau. Trong đó chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.

EM bổ sung vi sinh vật cho đất thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất và đồng thời hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật hại. Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất và tiêu diệt tác nhân gây bênh, sâu hại trong đất. Tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.

Từ đó đất trồng và môi trường sẽ được nâng cao chất lượng, tăng nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng

Cách sử dụng: Pha 1 lít chế phẩm với 15 - 20 lít nước rồi phun đều lên bề mặt đất cần xử lý. Tưới nước giữ ẩm đất thường xuyên để giúp vi sinh vật hoạt động dễ dàng.

Bước 11: Bón lót DAP

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân lân, cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.

Lượng sử dụng tùy vào nhu cầu của từng loại cây trồng. Đối với rau màu, sử dụng khoảng 30kg/ 1000m2  trước khi gieo trồng 5 -7 ngày. Cần tưới nước giữ ẩm để giúp phân hóa hòa tan vào đất

Bước 12: Tưới Axit Humic

Acid humic có khả năng giữ nước, giữ khoáng dinh dưỡng trong cấu trúc chelate, tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng, hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn.

Ngoài ra, Axit humic đối với cây trồng còn có tác dụng:

+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống

+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh

+ Làm thức ăn vi khuẩn có ích trong đất

+ Cải thiện sinh lý học thực vật

+ Giảm độ mặn vượt quá trong đất

+ Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất

+ Giảm căng thẳng môi trường (hệ đệm gúp pH ổn định)

+ Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn...

Cách sử dụng: Đổ phân vào nước, sau đó khuấy đều đảo thường xuyên để các nguyên tố được hòa tan hoàn toàn vào nước. Đối với cây ăn trái và rau màu liều lượng sử dụng khoảng 1 - 2kg/ 1000m2

Bước 13: Trồng cây/gieo hạt

Tiến hành trồng, gieo loại cây cần gieo trồng

Bước 14: Phun thuốc kích rể N3M

Kích rể N3M có tác dụng kích thích hạt nảy nầm, tăng cường bộ rể

Cách sử dụng: pha 200g hoặc 200ml N3M với 100lít nước phun đều lên mặt đất.

Bước 15: Phun thuốc trừ sâu sinh học

Sử dụng loại thuốc trừ sâu đều khắp mặt liếp.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ và liều lượng, dùng đúng cách

Bước 16: Phun thuốc diệt kiến

Khi phun thuốc vào luống rau giai đoạn hạt đang nảy mầm hoặc cây con còn nhỏ có 1-3 lá thật đây là giai đoạn cây rau mẫn cảm với thuốc dễ bị cháy lá non nên phun với nồng độ thuốc thấp nhất trong khoảng nồng độ thuốc cho phép sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Hotline: 0889 008 222 hoặc 0901 087 973 

Zalo: 0889.008.222

Facebook: FB/Xuannong2015

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ


Tags: nhà lưới trồng cây, nhà lưới trồng rau sạch, quy trình xử lý đất, xử lý đất trông cây
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo