Cách Trồng Xương Rồng Đầy Đủ Nhất

Đăng bởi Nguyen Hoang Linh vào lúc 07/12/2021

Cách trồng xương rồng đơn giản tại nhà? Trồng xương rồng thế nào để ra nhiều hoa? Trồng thế nào để như chuyên gia?... luôn là vấn đề mà nhiều người mới trồng xương rồng quan tâm. Xương rồng được biết đến là một loài cây với sức sống bền. Tuy nhiên, để tạo nên sự sống cho loài cây này thì không phải ai cũng làm được. Vì thế Nông Nghiệp Shop sẽ cùng bạn đi tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây! 

Xương rồng không thu hút người trồng bởi vẻ đẹp mỹ miều như các loài cây khác. Người chơi xương rồng thường là những người có sức sống mãnh liệt, yêu thiên nhiên. Hoa xương rồng thường nở ít và rất chậm nhưng những bông hoa ấy khi nở ra thì lại rất rạng rỡ. 

Xương rồng

Những điều cần biết trước khi trồng xương rồng

Trồng xương rồng khá dễ nhưng không phải ai cũng trồng được. Vậy lý do là gì? trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu những điều cần biết trước khi trồng xương rồng. 

Vị trí trồng xương rồng giúp cây phát triển tốt nhất

Trồng xương rồng trong nhà

Xét theo góc độ phong thuỷ, trồng xương rồng trong nhà sẽ mang kết quả không mấy tốt đẹp bởi những chiếc gai của chúng mang lại. 

Xét theo góc độ sinh học, trồng xương rồng trong nhà sẽ làm hạn chế đi khả năng hấp thụ ánh sáng của cây. Như bạn có thể thấy, xương rồng sống ở sa mạc, xung quanh bốn bề đều là ánh sáng mặt trời, cây có thể dễ dàng hấp thụ ánh sáng một cách tốt nhất. 

Xương rồng trong nhà

Trồng xương rồng ngoài trời

Đây chắc chắn là vị trí lý tưởng vì ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ cao, giúp cây dễ sống hơn và phát triển khỏe mạnh. Nếu trồng xương rồng ở vị trí ẩm ướt, dâm mát sẽ khiến cây khó mà phát triển bình thường được. 

Vị trí lý tưởng nhất trồng loài cây đặc biệt này là trước cổng hoặc cửa nhà hoặc sân vườn hay sân thượng,... nơi mà ánh sáng chiếu vào nhiều nhất, có nắng, có gió. 

xương rồng ngoài trời

Thời điểm trồng xương rồng hợp lý

Thời điểm lý tưởng nhất là mùa xuân, khi mà mọi vật sinh sôi nảy nở, thời tiết nắng vừa phải và đặc biệt là ít mưa, xương rồng ra rễ nhanh hơn, cây sẽ sinh sôi mạnh hơn. Tuy nhiên, vào trồng vào mùa nào thì xương rồng cũng có thể sống được dựa theo hướng dẫn dưới đây. Nên là nếu bạn thích thì trồng đi, chờ chi!

Đất trồng xương rồng

Đây là yếu tố quan trọng nhất vì nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng và là môi trường để xương rồng có thể sinh sôi và nảy nở. Vì vậy, bạn cần tìm loại đất đất cát hoặc loại đất tơi xốp, nhẹ và dễ thoát nước.  

Đất trồng xương rồng

Cách trồng xương rồng

Trồng xương rồng không quá khó là bởi nó có đến ba cách trồng. Ok, giờ thì cùng tìm hiểu xem ba cách trồng đó là gì nhé!

Trồng xương rồng

Cách gieo giống xương rồng

Đây là cách cơ bản nhất, rẻ nhất, thú vị nhất nhưng cũng tốn nhiều thời gian nhất. 

Với cách này bạn cũng cần làm đất như gieo các loại cây khác. Bạn cần làm tơi xốp đất lên, làm ẩm đất nhưng không được quá nhiều nước vì như thế sẽ dễ khiến hạt giống bị thối. Sau đó bạn reo đều các hạt rồi phủ lớp đất mỏng lên trên. Sau đó bạn có thể phun sương để tạo độ ẩm cho hạt giống, tuyệt đối không được tưới nước. 

Chiết nhánh xương rồng

Cách trồng này thường được dùng với một số loại xương rồng có giá trị cao, khó sinh sống hơn vì cây sau khi được chiết đã có rễ rồi nên sẽ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên với cách này thì xương rồng sẽ không đẻ nhiều cây con như trồng bằng hạt giống. 

Bạn chỉ cần cắt nhánh xương rồng từ một cây to, khỏe, có nhiều nhánh, sau đó để vào nơi dâm mát, đến khi vết cắt khô lại thì đem đi trồng. Khi nhánh xương rồng mọc rễ là cây có thể sống được. Lưu ý nhỏ với cách này là không được tưới nước vì như thế vết cắt dễ bị úng và thối. Bạn có thể phun sương để giữ ẩm, chỉ tưới nước khi thấy đất khô hoặc cây đâm chồi. 

Trồng cây xương rồng có sẵn

Cách này là cách đơn giản nhất, được thực hiện sau khi cây ở chỗ bạn reo đã đủ lớn hoặc bạn phải mua cây xương rồng. 

Tương tự như hai cách trên, với cách này bạn cũng cần làm tơi đất. Thời gian đầu thì nên phun sương, chưa nên tưới, vì nếu tưới đất sẽ bị nén lại, cây sẽ chậm phát triển. 

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chiết Cành Hoa Hồng Đúng Chuẩn Nhất

Cách chăm sóc

Cách tưới nước

Như ở trên có nói, đất của xương rồng phải tơi, xốp. Vì thế bạn nên hạn chế lực tác động mạnh lên đất. Tốt nhất là nên phun sương để tưới nước cho cây. Nếu không thì tưới với lực nhẹ nhất có thể, tưới từ từ, không ồ ạt. 

Nước tưới cho cây cần vừa đủ, không nhiều quá vì dễ úng, không ít quá vì cây nếu chưa thích nghi được sẽ héo. Một nguyên nhân phổ biến khiến trồng xương rồng không phát triển tốt là quá nhiều nước. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là quá ít nước. Vì thế cái gì quá cũng không tốt, lượng nước vừa phải mới giúp cây phát triển tốt nhất được. 

Có một mẹo nhỏ cho bạn là khi nào lớp đất gần tới rễ của cây khô thì tưới hoặc 2-3 tuần một lần vào mùa hè, 4-6 tuần một lần vào mùa đông. Còn vào mùa sinh trưởng của cây thì bạn nên tưới hàng tuần. 

Phân bón (dinh dưỡng) khi trồng xương rồng theo từng giai đoạn

Nếu muốn cây sinh sôi phát triển mạnh hơn hoặc ra hoa nhanh hơn thì phân bón là một yếu tố không nên bỏ qua khi. Việc bón phân được chia ra các thời điểm cụ thể theo từng hàm lượng khác nhau. 

Chất đạm (N) giúp cây tăng trưởng nhanh hơn, vì thế cần hơn khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng. 

Chất potassium (P) giúp cây mau ra hoa hơn, nên dùng nhiều hơn vào thời điểm cây đã phải triển được một thời gian.

Chất phosphorus (P) giúp bộ rễ của cây mau phát triển, thích hợp khi chiết cành. 

Bên cạnh đó thì xương rồng cũng cần thêm một số chất dinh dưỡng khác để giúp cây sinh sôi và phát triển. 

Xem thêm: Danh mục phân bón cho cây

Xương rồng đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm, vì thế khi chăm sóc cho hoa bạn nhớ chú ý để không bị thương nhé. Chúc bạn sẽ có cho mình cây xương rồng phát triển ưng ý.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo