Tìm Hiểu Thông Tin Về Mô Hình Nhà Lưới Trồng Rau An Toàn

Đăng bởi Nguyen Hoang Linh vào lúc 04/12/2021

Hiện nay, xu hướng áp dụng các mô hình nhà lưới trồng rau an toàn đang trở nên phổ biến trong hoạt động canh tác nông nghiệp của bà con. Bởi thông qua việc áp dụng mô hình này, các sản phẩm rau củ sẽ được đảm bảo 100% sạch tự nhiên, giúp người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng.

Trong bài viết hôm nay, Nongnghiepshop.vn sẽ giới thiệu với mọi người thông tin về mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới này để bà con có thể áp dụng nhé!

Nhà lưới kiểu truyền thống

Điều kiện xây dựng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn

Để áp dụng được mô hình này vào thực tế, bà con nông dân có thể tham khảo các điều kiện để xây dựng 1 trong 2 phiên bản dưới đây:

Nhà lưới kiểu truyền thống

Để thực hiện mô hình nhà lưới trồng rau an toàn kiểu truyền thống này, bà con cần chuẩn bị một không gian có diện tích từ 500 đến 2000m2. 

Bà con có thể lựa chọn 1 trong 2 loại nhà lưới trồng rau truyền thống là loại lưới kín phủ hoàn toàn trên mái và xung quanh với kiểu lưới hở chỉ che trên mái và không che xung quanh.

Loại mô hình nhà lưới này được dựng khung bằng bê tông chắc chắn đồng thời có dàn che bằng sắt hoặc kẽm, tre để tiết kiệm tối đa mức chi phí. Khung nhà lưới thường dùng tre hoặc tầm vông để xây dựng.

Lưới che của kiểu nhà trồng rau này có thể linh hoạt khi sử dụng loại lưới dệt trong nước có kích thước mắt lưới cỡ 9 lỗ/cm2.

Tham khảo thêm: Vật tư nhà lưới chính hãng.

Nhà lưới kiểu mới

Để thực hiện mô hình nhà lưới trồng rau kiểu mới này, diện tích tối thiểu mà bà con cần chuẩn bị khoảng 450m2. Khoảng cách giữa các cột hàng dọc, ngang và 2 bên làm bằng bê tông lần lượt là 6m, 5m và 3m.

Hệ thống cột sắt bên trong nhà lưới được bố trí theo chiều dọc, sử dụng lưới sắt trong để dựng. Các thanh đà ngang của mái dưới sử dụng sắt vuông với tổng số 50 cây chia làm 2 hàng.

Dàn ngang bên hông của nhà lưới trồng rau kiểu mới sắp xếp theo hình chữ V có khung cửa làm bằng sắt vuông. Sử dụng lưới đan lỗ làm mái trên nhà lưới và lưới mùng của Thái Lan làm lưới che xung quanh.

Nhà lưới kiểu mới

Một số lưu ý khác

Bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở vật chất khi xây dựng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, bà con cần chú ý 1 số điều cụ thể sau nhằm hạn chế sự xuất hiện và lây lan sâu bệnh:

- Có hệ thống xử lý nước, tránh tình trạng đất ngập nước trầm trọng ảnh hưởng đến cây trồng.

- Nên sử dụng những loại lưới có mắt nhỏ.

- Nhà lưới với cửa đúp gần giữ luôn kín.

- Áp dụng các biện pháp vệ sinh đất, xen canh, luân canh cây trồng.

- Xử lý đất bằng cách ngập nước.

- Thiết kế hệ thống máy móc tưới nước để tiết kiệm nước cũng như chi phí cho nhân công.

Tham khảo thêm: Bật mí 1 số giống hạt rau dễ trồng nhất.

Ưu điểm của mô hình nhà lưới trồng rau an toàn

Với việc áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn này, công việc của bà con sẽ được hỗ trợ rất nhiều cụ thể như sau:

- Các loại rau được trồng trong mô hình nhà lưới này được sinh trưởng và phát triển tốt như những loại cây khác trồng bên ngoài.

- Tỷ lệ sâu bệnh ở rau trồng trong nhà lưới thấp hơn hẳn so với việc trồng bên ngoài.

- Bảo vệ cây trồng hiệu quả trong các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa lớn, sương giá, gió mạnh,...

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao do năng suất cây trồng vượt trội.

Ưu điểm của mô hình nhà lưới trồng rau an toàn

Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn cho rau cải ngọt, cải bẹ xanh

Tương ứng với mỗi loại rau trồng sẽ có một mô hình nhà lưới trồng rau an toàn khác nhau. Trong bài viết hôm nay, nongnghiepshop.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm trồng rau trong mô hình nhà lưới an toàn đối với 2 loại rau cải ngọt và cải bẹ.

Giống rau

Các giống rau cải bẹ, cải ngọt cần được lựa chọn sản xuất bởi các địa chỉ công ty giống cây uy tín nhằm mang đến khả năng chống sâu bệnh và phát triển tốt.

Thời vụ

Trồng rau cải ngọt và cải bẹ trong mô hình nhà lưới trồng rau an toàn có thể áp dụng cả năm. Tuy nhiên, mùa khô sẽ mang lại năng suất cây trồng cao hơn hẳn so với mùa mưa.

Chuẩn bị đất

Bà con tiến hành thu dọn những tàn dư do cây trồng vụ trước, cỏ dại và thực hiện xử lý đất bằng bột vôi với liều lượng quy định trước 10 ngày tiến hành gieo trồng rau cải ngọt, cải bẹ.

Sau mỗi lứa rau, bà con chú ý phơi đất từ 10 đến 15 ngày trước khi tiếp tục trồng cây mới. Đồng thời xây dựng các liếp trồng rộng từ 0,8 đến 11m, cao từ 10 đến 15cm nhằm đảm bảo khả năng thoát nước tốt.

Tiến hành gieo trồng, chăm sóc

Sau khi đã chuẩn bị đất, bà con tiến hành gieo trồng và chăm sóc cây trong nhà lưới trồng rau an toàn đã được xây dựng.

Gieo cấy hoặc gieo thẳng hạt theo hàng và phủ lên lớp hạt lớp đất mỏng đã trộn với phân hữu cơ. Sau thời gian gieo từ 8 đến 20 ngày, cây cải đã ra từ 4 đến 5 lá thật thì bắt đầu nhổ cấy.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Ở vườn trồng, bà còn chú ý bón lót cho 1ha đất 13 đến 25 tấn phân chuồng hoai mục và 140 đến 300 kg phân lân, 30 đến 50 kg Kali.

Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn cho rau cải ngọt, cải bẹ xanh

Với 2 loại rau cải này, cần chú ý diệt trừ 1 số loại sâu bệnh như sâu đục nõn, bệnh chết cây non, bọ nhảy, sâu khoang,...

Như vậy, qua bài viết trên, nongnghiepshop.vn đã chia sẻ với bà con kinh nghiệm áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn vào việc trồng loại cây cải. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0889008222 để được giải đáp cụ thể. Trân trọng!

Tags: Nhà lưới trồng rau ăn toàn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo