Nhà Lưới Trồng Rau Hữu Cơ - Giải Pháp Trồng Rau Hữu Cơ Hiệu Quả 

Đăng bởi Nguyen Hoang Linh vào lúc 03/12/2021

Nhà lưới trồng rau hữu cơ - Hiện nay trồng rau hữu cơ đang là một hình thức trồng rau phổ biến mang lại sự an toàn về sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên vì hình thức trồng rau hữu cơ này không dùng đến các thuốc bảo vệ thực vật nên dễ dẫn đến tình trạng bị các tác nhân tự nhiên phá hoại. Để đối phó với việc đó thì nhà lưới trồng rau hữu cơ được áp dụng và xuất hiện nhiều hơn. Vậy nhà lưới trồng rau hữu cơ là gì? Nó có thực sự mang đến hiệu quả không? Hãy cùng Nông Nghiệp Shop khám phá nhà lưới trồng rau hữu cơ nhé!

Nhà lưới trồng rau hữu cơ

Nhà lưới trồng rau hữu cơ là gì?

Nhà lưới là dạng nhà được sử dụng bằng các khung bằng ống thép hoặc ống bê tông có tác dụng trụ như cột, bao quanh xung quanh sẽ là lưới. Cột của nhà lưới thường có độ cao từ 2.5-3m tùy vào diện tích và chủ sở hữu nhà ông thiết kế. Diện tích nhà ống thường được kế khoảng 500-1000m2. 

Bên trong nhà lưới thường được thiết kế với hệ thống tưới nước tự động, bóng đèn và hệ thống làm mát. Điều này giúp tưới nước giúp cho sự phát triển của cây và giữ độ ẩm trong nhà lưới ở mức phù hợp.

Bạn có thể tự mình thiết kế nhà lưới riêng cho vườn rau của mình hoặc thuê xây dựng nhà lưới của các đơn vị khác.

Các bước khi khi thiết kế nhà lưới trồng rau hữu cơ

Mô hình nhà lưới trồng rau hữu cơ là một mô hình khá phức tạp, điều này khiến nhiều bạn đọc sẽ cảm thấy khó khăn. Chính vì vậy Nông Nghiệp Shop sẽ đưa ra một số bước cơ bản cho quy trình thiết kế nhà lưới trồng rau hữu cơ.

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết

Trước khi tiến hành một hoạt động nào đó thì cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết cho quá trình xây dựng nhà lưới. Một số dụng cụ và nguyên liệu cần thiết cho hoạt động xây dựng nhà lưới như:

Nguyên vật liệu: Ống thép, lưới, hệ thống tưới rau tự động, hệ thống giữ mát cho nhà lưới, bóng đèn…

Các bước khi khi thiết kế nhà lưới trồng rau hữu cơ

Dụng cụ: Cuốc, kìm, xẻng, dây thép, kéo, dao…

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị một số thứ khác như: Nhân lực, tài chính…

Bước 2: Tiến hành đào đất

Đối với bước này bạn cần có xiểng hoặc cuốc đào đất, khi bạn đào đất bạn nhớ phải đào thật sâu để khi chôn cột thép có thể đứng vững chắc được. 

Khi đào thì bạn nên để nam giới đào hố và nên có ít nhất 2-3 người đào để có thể tiến hành nhanh chóng bước này. 

Bạn nên lưu ý diện tích của khu đất bạn muốn tiến hành xây dựng nhà lưới để có thể đào đúng so với kế hoạch và diện tích của ngôi nhà. 

Bước 3: Chôn cột và tiến hành xây dựng khung nhà lưới

Bước này bạn tiến hành chôn cọc thép xuống các hố đã đào, cọc thép thường dài khoảng 2.5-3m sau khi đã chôn xuống. Sau khi chôn xong cọc thép các bạn tiến hành cố định khung của nhà lưới lại với nhau. 

Kiến trúc nhà lưới thường có hình chữ nhật, bạn sẽ cho các thanh thép nối các cột với nhau. Ở bước này bạn nên có thang và máy hàn để có thể hàn các thanh thép lại với nhau đảm bảo kiến trúc của nhà lưới trước những tác dụng ngoại cảnh. 

Bước 4: Tiến hành trùm lưới lên các khung thép

Ở bước này bạn nên căn chỉnh trùm lưới thật kín với các khung thép, bạn nên hạn chế việc cắt lưới để tránh rò rỉ nhiệt độ hoặc các côn trùng bay vào. Nên trùm một khuôn che kín cả nhà lưới, bạn chỉ nên để một hoặc hai cửa ra vào cho nhà lưới. 

Sử dụng nhà lưới cho việc trồng rau hữu cơ

Khi bạn trùm lưới bạn nên lấy để thừa 1 đoạn lưới khoảng ở các mép của ngôi nhà, sau đó bạn tiến hành đắp đất, đá nên để giữ chặt các mép hai bên của nhà lưới. Ngoài ra bạn có thể buộc dây thép để khiến cho lưới trở nên cố định và chắc chắn hơn.

Bước 5: Tiến hành lắp máy móc

Sau khi đã xong kiến trúc cơ bản của nhà lưới, bạn nên tiến hành lắp máy móc, các thiết bị cần dùng cho hoạt động trồng rau hữu cơ cho nhà lưới. 

Một số máy móc thường được lắp cho nhà lưới như: Hệ thống làm mát nhà lưới, hệ thống chiếu sáng và máy tưới tự động. Đây là ba máy cơ bản giúp bạn chăm sóc rau cho vườn rau của bạn.

Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ nhà lưới

Sau khi bạn đã hoàn thành kiến trúc cơ bản của nhà lưới thì bạn nên kiểm tra lại một vài lần để kiểm tra xem có chỗ nào sai sót hay hỏng hóc để có thể sửa chữa kịp thời. 

Bạn nên chú ý việc kiểm tra lưới xem có bị rách hay thủng chỗ nào để tiến hành chắp vá lại ngay. Việc thủng lưới sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà lưới bởi vì đây sẽ là chỗ để cho côn trùng vào gây hại cho rau. Bên cạnh đó lỗ thủng này sẽ làm giảm nhiệt độ thích hợp của nhà lưới, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và chất lượng của rau. 

Xem thêm: Thiết bị dụng cụ tưới

Vì sao bạn nên sử dụng nhà lưới cho việc trồng rau hữu cơ?

Tránh các loại sâu phá hoại rau

Xây dựng nhà lưới kín sẽ giúp bạn có thể bạn chống lại các loại sâu hại gây bệnh cho vườn rau của bạn. Bởi vì mô hình này là loại mô hình trồng rau hữu cơ không dùng các thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy mà việc có nhiều loại sâu bệnh sẽ khiến bạn mất kiểm soát trong việc bảo vệ rau trước sâu bệnh. 

Tránh được các biến động của thời tiết

Tránh được các biến động của thời tiết

Một số tỉnh thành, một số khu vực sẽ có sự thay đổi thời tiết theo mùa hay sự thay đổi thời tiết đột ngột. Điều này sẽ khiến bạn khó có thể kiểm soát, phòng tránh được gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho vườn rau, khiến bạn không thể bán rau hữu cơ của vườn ra ngoài thị trường được.

Với nhà lưới bạn có thể dễ dàng kiểm soát thời tiết cho vườn rau, luôn giữ cho vườn rau có được nhiệt độ, độ ẩm tốt nhất cho sự phát triển của rau. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách ươm hạt giống đơn giản tại nhà

Trên đây là những chia sẻ mà Nông Nghiệp Shop nghĩ là cần thiết cho những quý bạn đọc nào có ý định xây nhà lưới trồng rau hữu cơ. Hy vọng các bạn có thể thành công trong kế hoạch và dự định của mình. 

Tags: Nhà lưới trồng rau hữu cơ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo
\