NHÀ MÀNG, NHÀ LƯỚI TRỒNG HOA LAN

Đăng bởi Xuno Xuno vào lúc 22/03/2021

Mô hình nhà màng, nhà lưới trồng hoa kiểng, đặc biệt là mô hình nhà màng, nhà lưới trồng hoa lan theo hướng công nghệ cao, đang được các nhà vườn trồng lan trên cả nước quan tâm. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởngng rất nhiều đến quá trình phát triển và ra hoa của lan. Lựa chọn được mô hình nhà màng, nhà lưới trồng hoa lan phù hợp sẽ giúp giảm bớt được sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sự phát triển của chúng.

1. Yêu cầu kỹ thuật nhà lưới trồng hoa lan

  • Xây dựng và xử lý thông số ẩm độ, nhiệt độ đúng theo yêu cầu của loại hoa phong lan cần trồng;
  • Có lưới cắt nắng trong và ngoài nhà; đối với khí hậu của Việt Nam thì cắt nắng ngoài nhà là tốt hơn hết;
  • Có quạt công nghiệp làm khô lá lan sau khi tưới vì duy trì ẩm độ lâu sẽ khiến sâu bệnh phát sinh;
  • Hệ thống tưới tự động kết hợp tưới nước và châm phân.

2. Ưu và nhược điểm của nhà màng, nhà lưới trồng hoa lan

2.1 Nhà lưới:

– Nhà lưới là một kỹ thuật bảo vệ để giảm sự tác động của tự nhiên lên sản phẩm hoa và đặc biệt là đối với các loại hoa lan. Các loại lan hay trồng trong nhà lưới là: Hồ Điệp, Hoàng Thảo, Cát Lan, Địa lan…

* Ưu điểm:

– Ngăn côn trùng gây hại.

– Chủ động được thời gian sản xuất.

– Điều khiển được độ ẩm, ánh sáng và quá trình ra hoa của lan.

* Nhược điểm:

– Chi phí xây dựng cao, không phù hợp với kinh tế của các hộ dân.

– Nếu che phủ kính sẽ có hiệu ứng nhà kính (Phải dùng lưới có mắt lưới nhỏ < 0.25mm với chiều cao 0.8m và <= 1mm nếu trên 0.8m và mái) chúng ta tưởng là lưới như vậy thoáng nhưng bị chiếu với ánh nắng mặt trời, lưới nóng lên tạo hiệu ứng vòng nhiệt nên không khí không hề dễ dàng qua mắc lưới. Nhưng nếu che không kín thì tác dụng bị mất quá nửa rồi.

2.2. Nhà màng trồng hoa lan

* Ưu điểm

– Nhà màng trồng lan là phương án toàn diện hơn, chúng ta có thể tạo ra những kiểu khí hậu như mong muốn. Nó như nhà lưới nhưng ta có thể dùng các loại thiết bị theo mong muốn

– Khi sử dụng nhà kính trồng lan yếu tố cần chú ý đầu tiên là điều kiện khí hậu tại nơi đặt nhà kính, từ đó sẽ quyết định thiết kế của nhà màng trồng lan, các thiết bị đi kèm, độ dày, độ bền của mái… nếu đặt nhà màng trồng lan tại những vùng lạnh thì đem lại hiệu quả rất cao (Đà lạt, Sapa) do ổn định được nhiệt độ cho cây lan, giảm biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm nhiều này làm tăng năng suất đáng kể. Nếu đặt tại vùng nắng nóng (Thành phố Hồ Chí Minh, mùa nắng tại miền Bắc) lúc này hiệu ứng nhà màng biểu hiện rất rõ, lúc này cần đến các giải pháp làm mát, thông gió trong nhà.

– Khi sử dụng nhà màng trồng lan là chúng ta phải áp dụng cho sản xuất hàng hóa, những sản phẩm hoa trong nhà màng phải có giá trị cao.

Chính vì vậy mà nhà màng được lựa hàng đầu trong quy mô sản xuất lớn

*Nhược điểm

Chi phí đầu tư cao

3. Các yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà màng trồng hoa lan

– Chọn vị trí thích hợp: không bị che khuất nắng, nguồn nước tưới, tiêu thuận tiện, gần đường vận chuyển, gần mạng lưới điện năng và có thể là mạng truyền thông tin như điện thoại, mạng máy tính, internet…

– Hướng nhà tối ưu để tận dụng bức xạ mặt trời và tránh gió hại.

– Chịu tải trọng: gió, mưa, các hệ thống máy móc, chậu cây treo, người làm việc trên mái…

– Mái, tường bao đóng mở được theo yêu cầu hệ thống thông gió…

– Vật liệu che phủ thích hợp: chịu lực, chống rách, chống biến màu, tính trong suốt, khả năng lọc bức xạ bằng màu sắc, khả năng tán xạ ánh sáng đều khắp…

– Hạn chế các vật chắn sáng tới mức tối thiểu để thu tối đa bức xạ mặt trời.

– Chống thất thoát năng lượng qua tường bao, mái nhà, nền nhà…

– Khả năng dự trữ nhiệt lượng (bồn nước, vách bao chứa nước, dùng màu để hấp thu, phản chiếu bức xạ nhiệt và ánh sáng…)

– Thuận tiện cho việc cung cấp vật liệu nông nghiệp (đất, bầu, chậu cây, phân bón, hạt giống, thuốc BVTV, nhiên liệu, máy móc, kệ giá…) và thu hoạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà kính trồng lan.

– Thuận tiện cho việc thay thế từng phần và sửa chữa, bảo quản khung sườn, vật liệu che phủ…, lắp đặt vách ngăn…

– Thể tích đủ lớn để đảm bảo môi trường đồng đều, thông khí, đối lưu…

– Xác định được nguồn cung cấp vật liệu, phụ liệu xây dựng.

– Có khả năng đầu tư ban đầu, vận hành bảo dưỡng đối với nông dân. Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế.

– Mỹ quan, giảm tác hại cảnh quan du lịch.

4. Thiết bị bên trong nhà màng trồng hoa lan 

– Hệ thống điều khiển môi trường (sưởi ấm, làm mát, màn che nóng di động, che ánh sáng, thông gió tự nhiên và nhân tạo, điều hòa nhiệt (ống sưởi, quạt…)

– Hệ thống cung cấp bổ sung CO2.

– Hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước (theo nhiều phương pháp: tưới phun, phun sương, nhỏ giọt…), bơm phân phối dưỡng chất…

– Hệ thống điện: chiếu sáng cho cây trồng, vận hành máy móc điều khiển môi trường, bơm tưới, chiếu sáng bảo vệ…

– Hệ thống lưới ngăn côn trùng dịch hại.

– Hệ thống bảo vệ chống trộm.

5. Kết cấu thi công nhà màng trồng lan

  • Cột bằng sắt vuông: phi 50, 1,4 ly mạ kẽm
  • Khung sắt: phi 34, 1.2 ly mạ kẽm
  • Chiều cao cột: 4m
  • Chiều cao nóc: 5.5m
  • 2 cửa, 1mx2m
  • Màng pe có độ dày 150 micron
  • Lưới có độ dày 25 mesh.
  • Toàn bộ công trình sử dụng pát liên kết
  • Đế đổ bê tông
  • Chế độ bảo hành 24 tháng
  • Chịu được gió dưới cấp 9

Liên hệ Xuân Nông để được tư vấn về nhà màng, nhà lưới chi tiết hơn nhé!

Hotline: 0889 008 222 hoặc 0901 087 973

Địa chỉ : 352C đường 30/4, P. Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Tags: nhà lưới trồng lan, nhà màng trồng lan, ưu và nhược điểm nhà lưới trồng lan
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo