Trồng rau ăn lá trong nhà lưới giá rẻ cần chú ý những gì ?

Đăng bởi nongnghiepshop.vn . vào lúc 11/12/2021

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRỒNG RAU ĂN LÁ
TRONG NHÀ LƯỚI

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, mà nguyên nhân thường là do rau quả còn tồn dư một lượng lớn nông dược, phân hóa học hay rau quả nhiễm vi sinh vật có hại. Trong đó, rau ăn lá là sản phẩm được dùng trực tiếp không qua chế biến nên gây ra nhiều lo ngại trong tâm lí người tiêu dùng. Canh tác rau ăn lá, rau màu theo hướng truyền thống có nhiều điểm yếu như chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh hại, bà con nông dân phải tăng cường sử dụng phân bón, thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng, bảo vệ năng suất. 

Hiện nay nhiều bà con nông dân đã áp dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất như lắp đặt nhà lưới, hệ thống bón phân tưới tự động để khắc phục những hạn chế kể trên, đồng thời nâng cao được chất lượng, năng suất rau màu, nông sản, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, không còn bị thương lái ép giá.

Tuy nhiên, điều kiện khí hậu canh tác bên trong nhà lưới ít nhiều có điểm khác biệt so với bên ngoài môi trường. Vì thế, trong quá trình thi công nhà lưới trồng rau sạch bà con cần lưu ý một số điểm sau:

1. Xây dựng nhà lưới.

- Độ cao

Khi thiết kế, thi công nhà lưới cần xây dựng nhà lưới cao ráo để tạo khoảng không thông thoáng cho cây trồng thông thường nên xây dựng nhà lưới 3 - 6m. Chiều cao nơi thấp nhất trong nhà lưới cần đảm bảo phải cao ít nhất là 2.2m. Nhà lưới nên được chia ra thành từng khoang có cửa đúp để giữ nhà lưới luôn kín tránh được sâu bệnh xâm nhập, lây lan.

- Lưới chống côn trùng

Lưới phủ cần phải chọn lưới có mắt nhỏ (kích thước 0,8 mm) để ngăn chặn các loài côn trùng chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, ruồi vàng (là các loài sâu nguy hiểm trên họ bầu bí). Nên chọn mua lưới khổ lớn nhất và dùng dây gân thắt chặt ở giữa các khoảng nối.

Không nên căng lưới quá thẳng vì căng lưới quá thẳng khi gặp gió mạnh dễ bị đứt lưới. Nên căng lưới dùn dùn để gió thổi vào làm mát nhà lưới hơn. 

2. Làm đất, lên luống

Đất trồng là một trong những “nguyên liệu” quan trọng nhất khi trồng rau màu. Đối với đất trồng bên trong nhà lưới, bà con cần xử lý đất kỹ lưỡng. Xử lý đất trồng trước khi đưa vào canh tác bằng cách cho ngập nước, bón vôi, phun thuốc trừ nấm hoặc sử dụng các chế phẩm đối kháng như Nấm Trichoderma, hoặc sử dụng đất sạch (đất hữu cơ).

Sau khi xử lý theo dõi thêm 5 - 7 ngày, nếu đã hết sâu bệnh thì tiến hành gieo trồng, nếu vẫn còn sâu nấm bệnh nên xử lý lại lần 2.

Luống đất phải được làm kỹ, đảo đều phân lót và san phẳng bề mặt. Chiều cao luống vừa phải 25 – 30 cm (tùy loại rau màu canh tác). Mặt luống không được nén chặt nếu gặp mưa lớn giữa vụ bề mặt chỗ lồi chỗ lõm thì cây trồng phát triển không đồng đều.

3. Mật độ gieo trồng

Rau màu được canh tác theo phương thức truyền thống cần  một mật độ vừa phải. Thông thường, mỗi loại hạt giống sẽ có một mật độ phù hợp được khuyến nghị. Vì thế, khi canh tác, mật độ gieo trồng cần phải được lưu ý, nhất là khi trồng rau màu trong nhà lưới nhằm hạn chế được nắm bệnh xâm nhập gây hại lá, thân rau. Đồng thời, kiểm soát mật độ gieo trồng cũng giúp rau màu lấy được nhiều ánh sáng hơn, có được khoảng không phát triển thuận lợi.

4. Làm mát nhà lưới

Nhiệt độ trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài 1 - 2 độ, đặc biệt là vào buổi trưa nắng nóng nhiệt độ bên trong nhà lưới thường tăng cao hơn sẽ gây bất lợi cho rau màu, rau dễ bị mất nước, héo rũ. Để khắc phục tình trạng này, bà con nông dân có thể lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động để làm mát cho bên trong nhà lưới.

Đối với các công trình nhà lưới do Xuân Nông thực hiện, chúng tôi có đặt cảm biến nhiệt độ bên trong nhà lưới. Khi nhiệt độ cao, hệ thống cảm biến sẽ tự động tưới để làm giảm nhiệt độ bên trong nhà lưới.

5. Dinh dưỡng và nước tưới

Khi sử dụng phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau, bà con lưu ý nên hạn chế sử dụng phân bón hóa học mà cần phải ưu tiên sử dụng phân chuồng hoại mục có nấm đối kháng Trichoderma.

6. Bảo vệ rau màu

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc trồng rau màu trong nhà lưới so với trồng bên ngoài theo kiểu truyền thống là hạn chế được sự tấn công của nhiều sâu bệnh hại. Song, vào mùa xuân, bên trong nhà lưới thường có độ ẩm khá cao, do đó bà con cần thường xuyên cắt bỏ lá sâu bệnh, lá già dưới gốc và chủ động phun thuốc phòng sâu bệnh cho rau màu.

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe người trồng lẫn người ăn.

Nên phải tính toán chế độ luân canh thật tốt, nếu không sẽ dễ dàng phát sinh nấm bệnh như héo rũ, lỡ cổ rễ trên rau cải, phấn trắng trên rau muống…


Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp nói không với hóa chất đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hiện nay. Trong ngành trồng trọt để phát triển nền nông nghiệp sạch này thì không thể thiếu nhà lưới, nhà màng, nhà kính vì đây chính là trợ  thủ đắc lực của người nông dân.

CTY  TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG đã có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực lắp đặt nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới cho bà con nông dân tại các tỉnh thành ĐBSCL. 

Hãy liên hệ chúng tôi khi có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công nhà lưới, nhà màng, nhà kính, nhà màng trồng lan,.. và các công trình phụ trợ.

Địa chỉ: số 352C, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0889 008 222 (zalo)

Email: xuannong.vn@gmail.com

Tags: hệ thống tưới phun sương, hệ thống tưới tự động, nhà lưới giá rẻ, nhà lưới nông nghiệp, nhà lưới trồng rau sạch, tưới tự động, đất hữu cơ, đất sạch
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

zalo
\